Sáng
ngày 05/11/2022, được sự chỉ đạo của bộ phân chuyên môn nhà trường, tổ 3 đã mở chuyên
đề cấp trường môn Tiếng Việt - phân môn Tập đọc.
Về dự chuyên đề có đồng chí Lê Hạnh Phúc - Phó
Hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể giáo viên chủ nhiệm các khối lớp từ 1-5 và
một số giáo viên bộ môn của trường.
(Ảnh: Lê Hạnh Phúc)
Mục đích mở chuyên đề
- Nhằm giúp cho giáo viên dạy học đảm bảo đúng
quy trình, phương pháp, hình thức dạy học
của môn học.
- Thống nhất chung về phương pháp, cách tổ chức
giảng dạy, việc sử dụng đồ dùng đối với nội dung bài của phần đọc.
- Biết phối hợp vận dụng các kĩ thuật dạy học mới
vào các tiết học ở phần đọc giúp học sinh phát huy tính tích cực hơn trong học
tập.
- Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
Từ đó, giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp nâng cao chất lượng giảng dạy.
Phần 1: Lý thuyết chuyên
đề
Chuyên đề tập trung
khai thác một số điểm mới của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 như:
- Nối tiếp tiếng Việt lớp 1, lớp 2.
- Thiết kế nội dung theo mạch chủ điểm và theo
trình tự.
- Thiết kế chủ điểm bài học theo nguyên tắc
liên kết tích hợp.
- Thiết kế các kĩ năng theo trình tự hợp lí.
- Thiết kế theo chương trình khép kín cho các
hoạt động rèn luyện và phát triển kĩ năng.
Cấu trúc chung của sách
giáo khoa Tiếng Việt lớp 3:
- Sách được biên soạn cho 35 tuần thực học, tổng
cộng 245 tiết; chia thành 2 tập:
+ Tập một: dành cho học kì I, gồm 16
tuần dạy bài mới (8 chủ điểm), 2 tuần ôn tập.
+ Tập hai: dành cho học kì II, gồm 17
tuần với 15 tuần dạy bài mới (7 chủ điểm) và 2 tuần ôn tập, kiểm tra đánh giá.
- Mỗi tập sách gồm Kí hiệu dùng trong
sách, Lời nói đầu, Mục lục và các bài học được sắp xếp theo chủ điểm,
tuần. Cuối sách có bảng Một số thuật ngữ dùng trong sách và bảng
chú thích về tên nước ngoài được dùng trong sách.
Cấu trúc chủ điểm:
- Về thời lượng: Mỗi chủ điểm gồm 2 tuần học,
mỗi tuần 7 tiết.
- Về số bài và kiểu bài: Mỗi chủ điểm có 4
bài đọc hiểu kèm theo các nội dung thực hành luyện tập các kĩ năng đọc, viết,
nói và nghe. Mỗi bài được thiết kế đều gồm 4 hoạt động chính: Khởi động,
Khám phá, Luyện tập và Vận dụng.
- Về loại thể văn bản: Mỗi chủ điểm có 4
văn bản, mỗi thể loại thơ, truyện, miêu tả và thông tin: 01 văn bản.
Cấu trúc bài học trong
từng chủ điểm:
- Mỗi chủ điểm có 4 bài học. Trong đó, bài 1 và
bài 3 được phân bố trong 4 tiết, bài 2 và bài 4 được phân bố trong 6 tiết.
- Về̀ văn bản trong các chủ điểm đều được
phân bố́ theo thể̉ loại: bài 1: văn bản truyện, bài 2: văn bản thông tin.
Đồng chí Nguyễn Thị Tiến - Tổ trưởng chuyên môn tổ 3 triển khai phần lý
thuyết chuyên đề (Ảnh: Lê Hạnh Phúc)
Mục tiêu của phần đọc
lớp 3:
a) Đọc thành tiếng và
đọc hiểu
- Phát
âm đúng
- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí
- Cường
độ đọc vừa phải (không đọc quá to, quá nhỏ)
- Đọc
đúng và rành mạch bài văn khoảng 70 tiếng/1 phút.
- Đọc diễn
cảm: Thể hiện được giọng điệu phù hợp với nhân vật, tình cảm của người viết.
- Hiểu
được nghĩa của các từ ngữ trong bài đọc
- Có khả
năng trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung từng đoạn hay toàn bài.
b) Đọc mở rộng: GV đọc một câu chuyện, sách liên
quan rồi HS điền vào phiếu đọc sách.
c) Nghe
- Nghe và nắm được cách đọc, đọc đúng các từ ngữ,
câu, đoạn, bài.
- Nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của giáo
viên.
- Nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của
bạn.
d) Trau dồi vốn Tiếng
Việt, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống
- Làm
giàu và tích lũy vốn từ, khả năng diễn đạt.
- Mở rộng
hiểu biết về cuộc sống, hình thành nột số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc
học tập của bản thân. (Đọc thời khóa biểu, tra và lâp mục lục sách, nhận và gọi
điện thoại…)
- Từ những
mẫu truyện, bài văn, bài thơ trong sgk. Hình thành lòng ham muốn đọc sách, khả
năng cảm thụ văn bản, cảm thụ vẻ đẹp và tình yêu Tiếng Việt.
Quy trình dạy Tập đọc 3:
Tiết 1: - Khởi động.
- Luyện đọc thành tiếng.
- Luyện đọc hiểu.
Tiết 2: - Luyện đọc lại.
- Luyện đọc mở rộng.
- Vận dụng.
Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá
a) Kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm
chất
Căn cứ vào Thông tư 27/2020/TT-BGD Ban hành Quy định đánh giá học sinh
Tiểu học, để thực hiện đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh. GV căn cứ vào
kết quả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
b) Hình thức và phương pháp kiểm
tra, đánh giá năng lực
Đánh giá hoạt động đọc gồm:
- Đọc thành tiếng
- Đọc hiểu
Đánh giá hoạt động viết gồm:
- Đánh giá kĩ thuật viết
- Đánh giá kĩ năng viết thể hiện
trong các hoạt động
Đánh giá hoạt động nghe.
Đánh giá phẩm chất và năng lực chung.
- Cần tập trung vào các hành vi, việc làm, cách
ứng xử, biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh trong quá trình tham gia
đánh giá hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
Lưu ý: khi thực hiện kiểm tra, đánh giá, cần nhận
xét kết quả học tập của học sinh theo hướng tích cực, cụ thể, đánh giá tiến
trình.
c) Đánh giá học sinh cuối kì
- Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng
- Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
- Kiểm tra kĩ năng viết đoạn
- Kiểm tra kĩ năng viết đúng chính tả.
Phần 2: Tổ chức tiết dạy
thực hành
Môn dạy: Tập đọc, lớp:
3C, bài dạy: Lớp học cuối đông.
Giáo viên tổ chức dạy
học: Nguyễn Hồng Thoa
(Ảnh: Lê Hạnh Phúc)
(Ảnh: Lê Hạnh Phúc)
Phần 3: Trao đổi, thống nhất
Sau phần trình bày lý thuyết và vận dụng thực hành
của tổ 3, đồng chí Lê Hạnh Phúc đã tổ chức cho toàn thể giáo viên các khối lớp
trong toàn trường thảo luận, đóng góp để thống nhất vận dụng trong thời gian tới.
Phần kết luận, thống nhất về quy trình
tiết dạy phân môn Tập đọc lớp 3:
I. Khởi động hiểu (khoảng 3-5 phút)
1. Ổn định nề nếp, trật tự.
2. Giới thiệu nội dung chủ đề / bài học.
- GV gợi mở bằng video / tranh minh hoạ / trò chơi.
- GV đưa ra các câu hỏi để làm rõ nội dung chủ đề / bài học. (hoạt nhóm)
3. GV giới thiệu vào nd bài học. (bằng video / tranh minh hoạ / trò
chơi).
II. Luyện đọc thành tiếng (khoảng 12-15
phút)
1 .GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài
2. Luyện đọc câu
- HS nối tiếp luyện đọc câu
3. Luyện đọc đoạn
- HS nối tiếp luyện đọc đoạn trong nhóm, đọc đoạn trước lớp.
- HS tự tìm từ khó.
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
4. Đọc toàn bài (đại diện nhóm – cá nhân)
III. Luyện đọc hiểu (khoảng 10-12 phút)
1. Tìm hiểu nội dung
2. Giải nghĩa từ khó
3. GV chốt nội dung bài.
IV. Luyện đọc lại (khoảng 10-12 phút)
1. Nhắc lại nội dung bài
2. Xác định giọng đọc của từng nhân vật (nhấn giọng, ngắt nghỉ)
3. GV đọc mẫu (lời nhân vật)
4. HS đọc lại (cá nhân)
5. Luyện đọc đoạn trong nhóm (khoảng 2 phút) → Đọc đoạn nối tiếp nhóm
trước lớp.
6. Gọi đọc cá nhân (thi đua) → HS nhận xét theo tiêu chí đánh giá.
7. HS có giọng đọc tốt đọc lại
toàn bộ bài.
V. Luyện đọc mở rộng (khoảng 10-12
phút)
1. Giới thiệu hoạt động
2. Hướng dẫn luyện tập
3. Thảo luận nhóm à Trình bày sản phẩm nhóm
4. Nhận xét
kết quả
VI. Vận dụng (khoảng 1-3 phút)
1. HS trình bày
2. Nhận xét kết quả